Trang chủ Kiến thức bệnh học Kích thước phì đại tiền liệt tuyến là bao nhiêu? Bao nhiêu thì phải mổ?

Kích thước phì đại tiền liệt tuyến là bao nhiêu? Bao nhiêu thì phải mổ?

Kích thước phì đại tiền liệt tuyến là vấn đề nhiều người không khỏi băn khoăn? Kích thước bao nhiêu là bị phì đại? Tăng như vậy là nặng hay nhẹ? tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt tiểu đêm có phải do kích thước tiền liệt tuyến tăng lên không? Bệnh có nguy hiểm không? Kích thước bao nhiêu thì phải mổ? Mổ có đau không? Làm thế nào để co nhỏ tiền liệt tuyến mà không cần mổ?… Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé. 

1. Tiền liệt tuyến là gì?

 

Trước hết bạn cần phải biết khái niệm tiền liệt tuyến là gì? Tiền liệt tuyến là một tuyến nhỏ thuộc hệ sinh dục nam, gồm 2 múi, nằm trước trực tràng, sau xương mu, ngay cửa ngõ của bàng quang, bao quanh đoạn đầu của ống niệu đạo.

Chức năng của tiền liệt tuyến: Khi còn nhỏ, tiền liệt tuyến hầu như không có chức năng gì. Đến tuổi trưởng thành, kích thước của tuyến tăng lên, giống hình hạt dẻ và bắt đầu có thể thực hiện chức năng của mình. Tiền liệt tuyến tiết ra chất dịch là một thành phần của tinh dịch, giúp bảo vệ, hỗ trợ tinh trùng di chuyển và thụ tinh. 

Tiền liệt tuyến là gì?

Cấu tạo tuyến tiền liệt gồm khoảng 70% mô và 30% lớp đệm. Lớp đệm này có nhiều sợi collagen và cơ trơn. Khi tổ chức đệm và các sợi liên kết tăng sinh làm tuyến to hơn bình thường, gây bệnh phì đại tiền liệt tuyến. 

 

2. Kích thước tiền liệt tuyến bình thường

 

Kích thước tiền liệt tuyến thay đổi theo độ tuổi. Khi mới sinh, tiền liệt tuyến rất bé, chỉ bằng hạt đậu. Khi trưởng thành, kích thước tuyến tiền liệt rộng khoảng 4cm, cao 3cm và dày 2,5cm, khối lượng khoảng 15-25g. 

Nếu đi khám kích thước tiền liệt tuyến có tăng khoảng 26g -27g cũng đừng quá lo lắng, bạn nên thử khám thêm ở 1 vài cơ sở uy tín bởi phương pháp siêu âm đo kích thước tiền liệt tuyến có thể có sai số 1 đến 2g.

 

3. Kích thước phì đại tiền liệt tuyến

 

Khi nam giới bước qua tuổi 40, kích thước tiền liệt tuyến thường sẽ bắt đầu to lên. Trong thời gian đầu nếu chưa chèn ép vào đường niệu đạo thì chưa có triệu chứng lâm sàng gì. Khi kích thước to hơn, bắt đầu ảnh hưởng làm hẹp hoặc tắc ống niệu đạo sẽ xuất hiện những triệu chứng liên quan đến rối loạn tiểu tiện. Kích thước bình thường của tiền liệt tuyến là khoảng 15-25g, nếu khối lượng lớn hơn có nghĩa là tuyến tiền liệt của bạn đang bị phì đại. Tùy vào tình trạng của từng người mà kích thước to nhỏ khác nhau, dao động tự 30-80g nhưng cũng có thể hơn (>100g ở những người cao tuổi, bị lâu năm, tình trạng nặng).

Kích thước phì đại tiền liệt tuyến

Bởi tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nên khi phì đại làm chèn ép, gây hẹp thậm chí là tắc ống niệu đạo, từ đó gây ra các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện, lâu dần gây ra các biến chứng nguy hiểm.

 

4. Tại sao lại bị phì đại tiền liệt tuyến

 

Phì đại tiền liệt tuyến có quan hệ mật thiết với độ tuổi, một số quan điểm cho rằng bệnh cũng bị ảnh hưởng lối sống và thói quen ăn uống.

 

Liên quan mật thiết đến tuổi tác

 

Theo thống kê, nam giới độ tuổi 45 có tỉ lệ mắc bệnh là 28%, nhưng ở độ tuổi 60-85 thì tỉ lệ này đã tăng lên 78%. Tức là, cứ 100 người đàn ông trong độ tuổi 60-85 thì có đến 78 người bị phì đại tiền liệt tuyến. 

phì đại tiền liệt tuyến liên quan mật thiết đến tuổi tác

Đây là do khi bước sang tuổi trung niên, cơ thể bắt đầu tăng tiết enzyme 5-alpha reductase. Đây là enzyme xúc tác cho phản ứng chuyển testosterone thành dihydrotestosterone (DHT). Chất này kích thích tổ chức đệm và sợi liên kết trong tiền liệt tuyến tăng sinh, từ đó làm tuyến này to ra, chèn ép vào niệu đạo gây các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

 

Liên quan đến lối sống

 

Các nghiên cứu chỉ ra chế độ sinh hoạt tình dục cũng ảnh hưởng đến việc tăng kích thước tuyến tiền liệt lúc về già. Giải thích được đưa ra là khi tần suất quan hệ tình dục quá dày, tuyến tiền liệt buộc phải xuất nhiều tinh dịch hơn, phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến làm tăng bệnh xuất hiện sớm hơn, tiến triển nhanh hơn. Thủ dâm nhiều hoặc kiềm chế xuất tinh cũng dễ làm tuyến tiền liệt tăng sinh. 

Bên cạnh đó, việc ăn uống đồ kích thích, uống rượu bia, lười vận động, căng thẳng, stress, từng mắc các bệnh về đường tiết niệu, dùng thuốc… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bệnh ngày càng trẻ hóa.

phì đại tiền liệt tuyến liên quan mật thiết đến tuổi tác

 

5. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh phì đại tiền liệt tuyến

 

Phì đại tiền liệt tuyến là bệnh lý do tuổi tác, là một quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể. Chúng ta không thể ngăn ngừa tuyệt đối nhưng hoàn toàn có thể tác động làm bệnh xuất hiện muộn hơn và tiến triển chậm hơn. 

 

Người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên uống gì? 

 

Người bệnh nên uống nhiều nước khoáng. Lưu ý cần uống nhiều vào ban ngày, hạn chế uống vào chiều tối để tránh tiểu đêm nhiều lần.

 

Người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên kiêng gì? 

 

Người bệnh cần kiêng rượu bia, những đồ kích thích, đồ uống có ga hay cafein,  đồ ăn cay nóng, hạn chế đồ dầu mỡ. 

 

Người bệnh phì đại tiền liệt tuyến cần có lối sống như thế nào? 

 

Người bệnh cần cố gắp tập đi tiểu đúng giờ cho dù không có cảm giác buồn, không nhịn tiểu, không ngồi lâu, tăng cường luyện tập thể thao, sinh hoạt tình dục điều độ và giảm căng thẳng, stress, mệt mỏi. Đồng thời đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng và kiểm soát nó tốt hơn.

Người bệnh phì đại tiền liệt tuyến cần có lối sống như thế nào?

 

6. Dấu hiệu nhận biết phì đại tiền liệt tuyến

 

Nếu kích thước tiền liệt tuyến không chèn ép vào niệu đạo thì hoàn toàn không có biểu hiện rõ ràng nào. Tiền liệt tuyến cũng nằm sâu nên cũng không cảm nhận được sự thay đổi nào. Chỉ đến khi tuyến tiền liệt chèn ép lên niệu đạo làm hẹp hoặc tắc, gây cản trở dòng tiểu thì mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt.

Phì đại tuyến tiền liệt gây hiểu hiện có thể phân thành hội chứng kích thích và hội chứng tắc nghẽn:

  • Hội chứng kích thích: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, són tiểu, không nhịn được tiểu quá vài phút, luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lại khó đi, phải rặn 1 lúc lâu mới đi được.
  • Hội chứng tắc nghẽn: Tiểu khó, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ngắt quãng, nước tiểu thành giọt không thành dòng hoặc nước tiểu thành 2 tia.

Dấu hiệu nhận biết phì đại tiền liệt tuyến

Biểu hiện sớm nhất của u xơ tiền liệt tuyến là đi tiểu đêm nhiều lần, số lần tiểu đêm ngày một tăng. Người bệnh trước kia thường không dậy đi tiểu thì giờ đi tiểu đêm từ 1-2 lần, sau tăng lên 4-5 lần, thậm chí ở người nặng tăng lên đến 10 lần 1 tối. Người bệnh sẽ bắt đầu thấy đi tiểu khó khăn hơn, mức độ ngày càng nặng hơn. 

 

7. Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? 

 

Nhiều người coi việc đi tiểu bất thường mà không có thêm biểu hiện gì thì coi đó là biểu hiện thường của tuổi tác nên không chữa trị, âm thầm chịu đựng. Tuy nhiên, bệnh không đơn giản như vậy. Nếu để kích thước tiền liệt tuyến tiếp tục tăng lên, chèn ép thêm vào đường niệu đạo, các triệu chứng sẽ nặng hơn nhiều, không chỉ dừng ở mức gây khó chịu, bất tiện mà còn gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm: 

  • Bí tiểu hoàn toàn: Niệu đạo bị bít tắc làm nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang gây đau đớn, căng tức. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần ngay lập tức đến bệnh viện để được thông tiểu.
  • Đi tiểu ra máu: Khi tiền liệt tuyến tăng về kích thước dẫn đến mao mạch  bị giãn, nứt và vỡ ra. Khi xét nghiệm trong nước tiểu có thể có lẫn máu, thậm chí khi bị nặng có thể nhìn thấy máu lẫn trong nước tiểu bằng mắt thường. 
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu: Tắc nghẽn niệu đạo gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Viêm bàng quang làm các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt trở nên trầm trọng hơn. 
  • Sỏi bàng quang: Khi nước tiểu bị ứ lại trong bàng quang làm lắng đọng tinh thể và hình thành sỏi. Sỏi gây đau đớn và nhiễm khuẩn tiết niệu. Tỷ lệ biến chứng sỏi bàng quang là 10%.
  • Suy thận: Khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng thận có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến suy thận. Đây là biến chứng nặng nề nhất, có thể dẫn đến tử vong. 

Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

8. Các phương pháp chẩn đoán

 

Chẩn đoán xác định phì đại tiền liệt tuyến dựa vào: 

– Triệu chứng lâm sàng rối loạn tiểu tiện: bao gồm triệu chứng của hội chứng kích thích và hội chứng tắc nghẽn đã nêu ở trên.

– Thăm khám trực tràng: đơn giản nhưng quan trọng. Khi khám sẽ kiểm tra giới hạn, độ dài, độ rộng, tính chất, hình thái, độ cố định, độ trơn nhẵn và độ sâu của rãnh bên trong để có thể miêu tả mức độ của u xơ tiền liệt tuyến

Các phương pháp chẩn đoán

– Siêu âm: có thể đánh giá được thể tích, tình trạng nhu mô, một số biến chứng, các giai đoạn của bệnh đồng thời đánh giá thêm được các bệnh kết hợp khác ở đường niệu ví như sỏi thận.

Nhiều người thắc mắc siêu âm tiền liệt tuyến như thế nào? Siêu âm tiền liệt tuyến cũng giống như các kỹ thuật siêu âm thông thường, rất nhẹ nhàng, nhanh chóng, không gây đau đớn. Đây là chuyên môn của bác sĩ, việc của bạn chỉ là nhịn tiểu để cho bàng quang căng to, giúp đẩy tiền liệt tuyến lên để cho hình ảnh rõ nét nhất, kết quả được chính xác nhất. 

Cũng nhiều người sẽ thắc mắc có thể tự kiểm tra kích thước phì đại tiền liệt tuyến hay không? Thực tế không có thể tự kiểm tra vì tiền liệt tuyến ở sâu bên trong, cần có máy móc hiện đại và được kiểm tra bởi người có chuyên môn. Bạn cần đi kiểm tra tại bệnh viện hoặc phòng khám để biết chính xác tình trạng của mình, từ đó sớm có phương pháp điều trị để sớm để tình trạng cải thiện tốt nhất.

 

9. Phương pháp điều trị

 

Điều trị ngoại khoa

 

Có nhiều phương pháp trong điều trị ngoại khoa phì đại tiền liệt tuyến, các phương pháp hiện nay đang áp dụng là: 

  • Phẫu thuật mổ mở: gây nhiều đau đớn,  thời gian phẫu thuật và hồi phục kéo dài. thường áp dụng khi kích thước tuyến tiền liệt đã quá to. 
  • Phẫu thuật nội soi qua ống niệu đạo: Hiệu quả đem lại tuy cao nhưng cũng tiềm ẩn các biến chứng như chảy máu, tiểu không kiểm soát, hẹp niệu đạo, phóng tinh ngược dòng…
  • Phương pháp Tuna: dùng nhiệt để giảm kích thước, an toàn hơn so với phương pháp nội soi qua ống niệu đạo nhưng hiệu quả không cao bằng, đồng thời chi phí cần bỏ ra cho phương pháp này khá cao.
  • Mổ phì đại tiền liệt tuyến bằng laser: là phương pháp dùng nhiệt để bốc hơi, làm mô bị mất nước. đồng thời dùng laser để đốt vào các tổ chức kẽ của u xơ tiền liệt tuyến, gây teo và thoái hóa thứ phát thùy của u xơ.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị nội khoa 

 

Phương pháp này được khuyến khích hơn. Chỉ khi phương pháp này không có hiệu quả thì mới chuyển sang điều trị ngoại khoa. Một số thuốc được dùng trong như:

  • Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng (alfuzosin, indoracin, terazosin, doxazosin) làm cải thiện nhanh các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện nhưng không làm co nhỏ kích thước tiền liệt tuyến. Thuốc còn gây ra các tác dụng phụ như: chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp tư thế…
  • Thuốc làm co nhỏ tiền liệt tuyến theo cơ chế ức chế DHT: Giúp co nhỏ tiền liệt tuyến, từ đó làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ như giảm huyết áp, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương…

Điều trị nội khoa

10. Khi nào cần mổ phì đại tiền liệt tuyến

 

Chỉ chỉ định mổ tiền liệt tuyến khi điều trị nội khoa không có tác dụng (dùng thuốc nhưng kích thước tăng, bệnh tiến triển nặng và đã có các biến chứng). Người bệnh sẽ được kiểm tra kĩ, đánh giá tổng quát về kích thước và triệu chứng lâm sàng, tình hình tiến triển của bệnh để đưa ra chỉ định mổ hay dùng thuốc. 

Bác sĩ  cũng dựa 1 phần vào kích thước phì đại tiền liệt tuyến để đưa ra các chỉ định khác nhau theo từng mức như sau: 

  • Nếu kích thước phì đại tiền liệt tuyến lớn hơn 80g, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định mổ nội soi.
  • Nếu kích thước phì đại tiền liệt tuyến lớn hơn 100g, bác sĩ sẽ cân nhắc mổ mở theo đường mu hoặc bàng quang.
  • Nếu  kích thước phì đại tiền liệt tuyến nhỏ hơn 80g, người bệnh nên dùng các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc thảo dược. 

Như đã trình bày ở trên, điều trị nội khoa được ưu tiên trước tiên. Tuy nhiên, thuốc tây mang lại rất nhiều tác dụng phụ. Xu hướng hiện nay là dùng các loại thảo dược có tác dụng tương tự nhưng an toàn, không tác dụng phụ, giúp người bệnh cải thiện tình trạng của mình tốt nhất, an toàn nhất. 

 

Cây cọ lùn – giải pháp hoàn hảo cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến

 

Cây cọ lùn từ lâu đã được y học phương tây dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tiền liệt tuyến và phì đại tiền liệt tuyến lành tính. Các nhà khoa học đã tìm ra được các chất chuyển hóa gốc dầu như phytosterols, hoặc sitosterols trong dầu cọ lùn có tác dụng: 

  • Ức chế enzyme 5-alpha reductase từ đó làm giảm kích thước tiền liệt tuyến, giảm chèn ép niệu đạo, giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do phì đại tiền liệt tuyến gây ra.
  • Làm giãn cơ trơn tiền liệt tuyến và cổ bàng quang, từ đó góp phần giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại, giúp giảm triệu chứng. 

Cây cọ lùn - giải pháp hoàn hảo cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến

Tác dụng trên tiền liệt tuyến đã được chứng minh bằng thử các thử nghiệm lâm sàng. Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi tiến sĩ John Neuhaus, tiến sĩ Esther S. Hudes, bác sĩ Stephen Bent, bác sĩ Christopher Kane công tác tại đại học California, San Francisco, CA 94143 như sau:

Nghiên cứu diễn ra từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 5 năm 2004 trên nam giới từ 49 tuổi trở lên, mắc phì đại tuyến tiền liệt, có triệu chứng lâm sàng từ vừa tới trầm trọng. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm 1 sử dụng 320mg quả cọ lùn 1 ngày, chia làm 2 lần. Nhóm 2 sử dụng giả dược.

Kết quả cho thấy, ở nhóm 1 (dùng quả cọ lùn) các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt (tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu yếu, tiểu khó, tiểu gấp) đều giảm rõ rệt, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng giả dược.

Trong khi nhóm 2 (dùng giả dược) kích thước tuyến tiền liệt tăng 10 % sau 2 tháng thì nhóm 1 (dùng quả cọ lùn) kích thước tuyến tiền liệt giảm 50%. Cả 2 nhóm đều không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. 

Nghiên cứu trên đã chứng minh được tác dụng tuyệt vời của cây cọ lùn trong việc hỗ trợ điều trị, làm giảm kích thước tuyến tiền liệt, giảm nhanh các triệu chứng do phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Mở ra một hướng mới cho việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt mà không cần can thiệp phẫu thuật, không cần lo ngại đến tác dụng phụ do dùng thuốc tây.

 

BoniMen – Chiết xuất từ quả cọ lùn và nhiều thảo dược quý khác

 

Áp dụng từ kinh nghiệm dùng từ ngàn xưa và kết quả nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học của tập đoàn Viva Pharmaceutical Inc nghiên cứu, kết hợp quả cọ lùn cùng các thảo dược quý khác cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Ngoài quả cọ lùn, tác dụng ức chế enzyme 5-alpha reductase của BoniMen còn được tạo nên bởi thành phần dầu hạt bí đỏ, Pygeum Africanum Bark. Hai thành phần này cũng đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng qua các thử nghiệm lâm sàng. 

BoniMen - Chiết xuất từ quả cọ lùn và nhiều thảo dược quý khác

Không chỉ làm co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt, BoniMen còn giúp làm giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Trong đó, bồ công anh, rễ cây tầm ma giúp chống viêm đường tiết niệu hiệu quả, uva ursi, cranberry, buchu giúp ức chế vi khuẩn bám dính vào thành niệu đạo, cà chua giúp bổ sung các yếu tố vi lượng và vitamin cần thiết cho hoạt động của tiền liệt tuyến.

Không chỉ chứa các thành phần có tác dụng tốt, BoniMen còn được sản xuất bởi dây chuyền sản xuất tiên tiến của nhà máy thuộc tập đoàn Viva Pharmaceutical Inc, sử dụng công nghệ microfluidizer, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, loại bỏ được các tạp chất giữ lại hoạt chất có tác dụng, sinh khả dụng có thể đạt tới tối đa, sản phẩm có độ ổn định cao và hạn sử dụng lâu dài. 

BoniMen – Giải pháp toàn diện cho người bệnh phì đại tiền liệt tuyến

BoniMen – Giải pháp toàn diện cho người bệnh phì đại tiền liệt tuyến

BoniMen được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania – công ty luôn nằm trong top 10 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu Việt nam. Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại nhiều nhà thuốc trên cả nước, được nhiều bệnh nhân tin dùng. Đáp lại điều đó, BoniMen đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện tốt bệnh phì đại tiền liệt tuyến một cách nhanh chóng, đơn giản và an toàn. 

 

Bác Lê Trọng Tín, 70 tuổi ở xóm Trung Nam, xã Trung Lệ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, số điện thoại: 0826.757.906. Bác bị bệnh hơn chục năm nay, tiểu khó, dòng tiểu yếu, đi 5-10 phút mới đi được, kích thước tiền liệt tuyến là 40g. Vì rối loạn tiểu tiện như vậy nên bác ngủ không yên giấc, ăn không ngon, làm sụt cân, sức khỏe cũng bị ảnh hướng không nhỏ. Bác dùng BoniMen được 2 tháng, triệu chứng đi tiểu giảm hẳn, hầu như không còn, bẵng đi một thời gian chú mới đi đo kích thước chỉ còn 18gr.

BoniMen lựa chọn tối ưu của bệnh nhân

Như trường hợp của bác Trịnh Kim Tòng, 73 tuổi, ở 144 khóm 2, p.1, tx. Vĩnh Châu, Sóc Trăng, số điện thoại: 0945.905.404. Từ đầu năm 2016, bác bắt đầu thấy các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện ngày một rõ rệt. Ban ngày cứ khoảng 2 tiếng bác đi tiểu 1 lần, ban đêm 3-4 lần, có lúc 5 – 6 lần làm ảnh hưởng không ít tới giấc ngủ của bác. Không chỉ tiểu đêm nhiều lần, bác còn bị đi tiểu thành 2 dòng, tiểu không tự chủ. Bác đi khám thì kích thước tuyến tiền liệt lên tới 85g, uống thuốc tây thấy đỡ, nhưng chỉ cần ngừng thì các triệu chứng quay lại và có dấu hiệu nặng hơn, đi tiểu khó khăn hơn, mỗi lần đi đều phải rặn. Từ ngày biết đến và tin dùng BoniMen, chỉ sau khoảng 2 tháng sử dụng, ban ngày bác đi tiểu bình thường, ban đêm giảm còn 2 lần, không tiểu khó, tiểu 2 dòng nữa, ăn ngủ tốt hơn. Sau đó khoảng 1 năm, bác đi khám lại kích thước tuyến tiền liệt giảm chỉ còn 35g. Giờ bác dùng đều BoniMen hàng ngày để ngăn kích thước tiền liệt tuyến tăng trở lại, cũng như để cuộc sống thoải mái hơn, ngủ ngon hơn khi không còn tiểu đêm như trước nữa. 

 

Chú Lương Văn Sơn, 62 tuổi, ở số 10, ngõ 54, phố An Dương, Tây Hồ, Hà Nội, số điện thoại: 0984.196.014. Trước đây, kích thước tiền liệt tuyến của chú là 53g, đi tiểu phải rặn, tiểu lâu, dòng tiểu bé, tiểu đêm 4-5 lần. Có bệnh thì vái tứ phương, chú đã dùng nhiều loại thảo dược nhưng không đỡ. Sau này chú tìm hiểu và biết đến sản phẩm BoniMen của Canada và Mỹ, chú được hơn 1 tháng chú thấy tiểu dễ, dòng tiểu to, liên tục, tiểu đêm giảm xuống còn 2-3 lần. Sau 3 tháng chú ngủ được cả đêm do chỉ phải dậy duy nhất 1 lần để đi tiểu, kích thước giảm xuống còn 38g. Hiện nay, khi tình trạng đã ổn định rồi, chú vẫn kiên trì dùng tiếp vì biết bệnh này là bệnh mãn tính rồi, cần dùng lâu dài để ngăn các triệu chứng quay trở lại. Đồng thời một phần cũng vì BoniMen từ thảo dược rất an toàn, không tác dụng phụ, do đó chú có thể yên tâm dùng lâu dài mà không lo hại gan thận hay dạ dày.

BoniMen – được các chuyên gia khuyên dùng

Ngoài nhận được sự tin tưởng của người bệnh, BoniMen còn được các chuyên gia, các bác sĩ đầu ngành đánh giá cao về công dụng, hiệu quả và chất lượng.

Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hưng Củng, nguyên vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế cho biết:” Các thuốc hóa dược thì có rất nhiều tác dụng không mong muốn. Hiện nay người ta chuyển sang dùng các sản phẩm từ thảo dược. Một trong những sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược được sản xuất tại canada và mỹ, các nước Âu Mỹ và Việt Nam đang quan tâm là BoniMen. Thực tiễn các triệu chứng như tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, không thành tia… thì thường uống BoniMen đều có cải thiện rất tốt. Còn kích thước tuyến tiền liệt sau khoảng 3 tháng cũng được giảm rõ rệt. Người bệnh nên dùng BoniMen đều đặn hàng ngày, kết hợp thêm chế độ sinh hoạt hợp lý, tình trạng sẽ được cải thiện tốt mà không cần lo đến tác dụng phụ. “

 

Sản phẩm được phân phối bởi công ty TNHH TM Botania

Địa chỉ công: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Dược sĩ tư vấn: 1800.1044 (miễn phí) – 1800.1044 – 0984.464.844 – (Giờ hành chính từ 8h – 12h sáng, từ 1h30 – 6h30 chiều)

 

Xem thêm:

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

Đăng ký nhận cẩm nang
miễn phí tại đây
Hotline: 1800 1044