Nội dung chính
Theo khảo sát, 50% người ở độ tuổi trên 50 có triệu chứng tiểu đêm. Tiểu đêm khiến chúng ta phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây mệt mỏi, khó chịu. Vậy tiểu đêm là gì, nguyên nhân và biện pháp nào để chữa tiểu đêm, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tiểu đêm là gì?
Thông thường, vào ban đêm, nước tiểu sẽ giảm sản xuất và được cô đặc. Điều đó cho phép hầu hết chúng ta có thể ngủ từ 6-8 tiếng mà không phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu.
Tuy nhiên, khi phải thức dậy hơn 2 lần mỗi đêm để đi tiểu thì được gọi là chứng tiểu đêm. Đặc biệt, tiểu đêm phổ biến ở người trên 60 tuổi, khiến cho người bệnh thức giấc nhiều lần giữa đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tình trạng tiểu đêm có thể đi kèm tiểu ít, tiểu gấp, đi tiểu phải rặn,…
Tiểu đêm
Nguyên nhân của tiểu đêm
Nguyên nhân không do bệnh lý:
Tuổi cao
Lão hóa là một trong những yếu tố lớn nhất gây ra chứng tiểu đêm. Tuổi càng cao, cơ thể giảm sản xuất hormon ADH – loại hormon chống bài niệu ở thận, giữ nước cho cơ thể. Do đó, khi hormon ADH giảm, cơ thể tăng sản xuất nước tiểu, đặc biệt là vào ban đêm gây ra tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Thêm vào đó, theo thời gian, cơ trơn bàng quang trở nên yếu dần, khiến cho việc giữ nước tiểu trong bàng quang khó khăn hơn, làm bạn đi tiểu nhiều lần.
Suy yếu cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu suy yếu do lão hóa, do quá trình mang thai và sinh con, phụ nữ mãn kinh, hoặc do tăng áp lực ổ bụng thường xuyên như táo bón, mang vác vật nặng… Khi cơ sàn chậu yếu, gây ra tiểu són, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần,…
Thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ tăng lưu lượng máu, thận phải làm việc nhiều nên tăng sản sinh nước tiểu. Ngoài ra, thai trong tử cung phát triển, chèn ép vào bàng quang, gây buồn đi tiểu nhiều lần vào cả ban ngày và ban đêm.
Tác dụng của thuốc: nếu uống thuốc lợi tiểu ( furosemid, thiazid) trong điều trị các bệnh về tim mạch vào buổi tối sẽ gây ra đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Lối sống
Thói quen uống nhiều nước vào buổi tối hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… gây đi tiểu nhiều vào ban đêm
Ngoài ra, khi áp lực, căng thẳng kéo dài cũng gây ra chứng đi tiểu vào ban đêm.
Nguyên nhân do bệnh lý
Tiểu đường
Với bệnh nhân tiểu đường, nồng độ đường máu cao, khi lọc qua cầu thận không được tái hấp thu hết nên bị thải một phần ra nước tiểu. Do đó, nước tiểu tăng áp lực thẩm thấu, nước được kéo vào làm tăng thể tích nước tiểu, gây ra hiện tượng tiểu nhiều, tiểu đêm ở bệnh nhân đái tháo đường.
Bệnh lý về thận, tiết niệu: sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bàng quang tăng hoạt (OAB):
Bệnh thường gặp phổ biến ở đối tượng nam giới độ tuổi lão hóa; rối loạn chức năng bàng quang sau khi phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt; người thường xuyên căng thẳng, stress, người béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…
U xơ, phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là cơ quan chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo.
U xơ tuyến tiền liệt là tình trạng tăng sinh tổ chức đệm và sợi liên kết, tạo ra các khối xơ chèn ép vào bàng quang, gây kích thích bàng quang. Do đó, người bệnh có các triệu chứng tiểu rắt, tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
Biện pháp để khắc phục chứng tiểu đêm
-Hạn chế uống nhiều nước và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê vào buổi tối.
-Hạn chế ăn mặn, ăn các loại canh có tính chất lợi tiểu như canh rau cải, mướp, hay các loại hoa quả nhiều nước trước khi đi ngủ như: dưa hấu, bưởi,…
-Đối với thuốc lợi tiểu trong điều trị tim mạch có thể uống vào buổi sáng hoặc trước 6 giờ tối.
-Rèn thói quen đi tiểu đều đặn, đi tiểu trước khi đi ngủ mỗi ngày.
Bệnh u xơ, phì đại tuyến tiền liệt
U xơ, phì đại tuyến tiền liệt lành tính là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng tiểu đêm. Bệnh nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: bí đái hoàn toàn, sỏi tiết niệu, đái máu, suy thận, thậm chí ung thư tuyến tiền liệt.
U xơ tuyến tiền liệt
Các phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt
Phẫu thuật: mổ mở, phẫu thuật nội soi qua niệu đạo, phương pháp Tuna.
Các phương pháp phẫu thuật có ưu điểm là cải thiện nhanh triệu chứng bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Nhưng nhược điểm của phẫu thuật là đau đớn, chi phí tốn kém, không khỏi hoàn toàn được bệnh.
Dùng thuốc Tây y: thuốc chẹn alpha 1, thuốc ức chế DHT( dihydro testosteron). Thuốc ức chế DHT giảm được kích thước tuyến tiền liệt nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn như giảm huyết áp, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, suy giảm sinh lý nam giới.
Những thảo dược đã được chứng minh có tác dụng giảm u xơ tuyến tiền liệt
Quả cọ lùn
Chiết xuất từ quả cọ lùn chứa chất chuyển hóa gốc dầu như phytosterols có tác dụng:
-Ức chế enzym 5 alpha reductase do đó làm giảm kích thước tuyến tiền liệt, giảm những triệu chứng khó chịu do phì đại tuyến tiền liệt gây ra.
-Giãn cơ trơn tuyến tiền liệt và cổ bàng quang do đó giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do tuyến tiền liệt phì đại, giúp dễ tiểu hơn.
Theo nghiên cứu tại đại học California, San Francisco, nghiên cứu trên đối tượng nam giới từ 49 tuổi mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Kết quả sau 2 tuần sử dụng quả cây cọ lùn, tất cả các triệu chứng bệnh phì đại tuyến tiền liệt như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu yếu,… giảm rõ rệt so với nhóm giả dược.
Quả cọ lùn
Hạt bí đỏ
Trong dầu hạt bí đỏ chứa chất delta-7- phytosterol có tác dụng: Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt, bàng quang, do đó làm giảm tắc nghẽn niệu đạo, làm giảm số lần đi tiểu ban đêm, giảm thể tích nước tiểu tồn dư, dịu tình trạng bị kích thích quá mức của bàng quang.
Hạt bí đỏ
Đặc biệt, nghiên cứu tại đại học Sangmyung tại Seoul Hàn Quốc đã chỉ ra rằng sử dụng dầu hạt bí đỏ hoặc kết hợp dầu bí đỏ với quả cọ lùn làm giảm rõ các triệu chứng lâm sàng do u xơ tuyến tiền liệt sau 1 tháng sử dụng và giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng.
Kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng, thiếu kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới
Các chuyên gia cũng cho rằng, kẽm khả năng kích thích việc sản sinh một loại protein có tác dụng làm tê liệt cadmium- tác nhân gây ung thư tuyến tiền liệt.
Hiện nay, để thuận tiện cho việc sử dụng, các thảo dược được bào chế dưới dạng viên uống. BoniMen là một trong những sản phẩm được ưa chuộng trên bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt.
BoniMen – giải pháp cho người bệnh u xơ tuyến tiền liệt
BoniMen là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, gồm nhiều loại thảo dược quý cho người bệnh phì đại tiền liệt tuyến, chia làm các nhóm:
– Nhóm thảo dược có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển, giảm kích thước tuyến tiền liệt: quả cọ lùn, hạt bí đỏ và anh đào châu phi.
-Nhóm thảo dược chống viêm nhiễm đường tiết niệu: bồ công anh, cây tầm ma, lá buchu.
-Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: vitamin E, B6, selen, kẽm,…
Với việc sử dụng 4-6 viên chia 2-3 lần mỗi ngày, BoniMen giúp:
- Giảm các triệu chứng của tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu yếu, tiểu ngập ngừng… sau 2-3 tuần sử dụng
- Giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 2- 3 tháng sử dụng
Công thức toàn diện của BoniMen
BoniMen được sản xuất bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới
BoniMen được sản xuất từ Canada và Mỹ với công nghệ microfluidizer đạt chuẩn GMP. Microfluidizer là công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới tạo ra các phân tử có kích thước nano, loại bỏ được nguồn ô nhiễm, sản phẩm ổn định, khả năng hấp thu tối đa.
BoniMen đồng hành cùng bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt
BoniMen sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn không tác dụng phụ. Sản phẩm được hàng triệu khách hàng tin dùng. Dưới đây là những phải hồi của khách hàng khi sử dụng BoniMen.
Chú Nguyễn Quốc Khánh, 55 tuổi. Địa chỉ: 116A B3, TT Giảng võ, Ba Đình, Hà Nội; Số điện thoại: 0904.238.909
“Năm 2016, chú đi siêu âm tuyến tiền liệt cho kết quả 37g. Sau đó 1 năm, chú đi tiểu rất khó, ngập ngừng, không thành tia, tia nỏ và yếu. Và đi tiểu phải rặn, không tiểu hết được, đêm nào chú cũng ngủ không ngon vì phải dậy đi tiểu 2-3 lần. Tình cờ chú đọc báo mạng, biết tới sản phẩm BoniMen. Chú thấy đó là sản phẩm thảo dược của Mỹ và Canada nên quyết định dùng thử. Chú dùng được khoảng 3 tuần, thấy đi tiểu dễ hơn, tiểu thành dòng mà đêm chỉ phải dậy 1 lần để đi tiểu thôi. Vì thấy có hiệu quả nên chú tiếp tục sử dụng. Sau 3 tháng chú đi khám thử thì thấy mừng lắm, khối lượng tuyến tiền liệt giảm xuống còn 22g thôi.”
Chú Nguyễn Quốc Khánh 55 tuổi
Chú Đỗ Chiến Đậm (65 tuổi) ở số nhà 269, đường Hoàng Hữu Nam, P Tân Phú, Q 9, thành phố Hồ Chí Minh, SĐT 0919321698.
“ Bốn năm trước, đêm nào chú cũng phải dậy 5-6 lần để đi tiểu, điều đó làm chú mất ngủ hàng đêm. Chú đi khám thì bác sĩ kết luận phì đại tiền liệt tuyến 60 gram kèm theo viêm tiết niệu, chú được kê thuốc về uống. Nhưng uống thuốc chú bị dị ứng nên ngừng luôn không uống nữa. Vào khoảng cuối tháng 9 năm 2019 tình cờ chú biết được BoniMen. Chú ra ngay nhà thuốc gần nhà mua luôn 6 lọ về dùng, đều đặn uống ngày 4 viên chia 2 bữa. Chỉ sau 3 lọ chú đã hết hẳn tiểu buốt; các triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết đã cải thiện được hơn một nửa, mỗi đêm chú chỉ còn đi tiểu 2-3 lần thôi. Chú kiên trì dùng tiếp thì sau 6 lọ tiểu đêm chỉ còn 1 lần, tình trạng đi tiểu ban ngày cũng trở về bình thường như trước kia; hiện tượng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết đã biến mất như chưa từng xuất hiện. Sau 3 tháng chú đi khám, kích thước tuyến tiền liệt còn 36 gam thôi”
Chú Đỗ Chiến Đậm (65 tuổi)
Bác Nguyễn Thanh Toàn, 71 tuổi. Địa chỉ: thôn Đông, Thường Sơn, Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Số điện thoại: 0358.628.954
“Cách đây 2 năm bác thấy người mệt mỏi, khó đi tiểu, cảm giác căng tức bụng chỗ bàng quang, đi tiểu phải rặn mà ngày đi không biết bao nhiêu lần. Không chỉ vậy, đến đêm bác cũng chẳng ngủ được do dậy 6-7 lần đi tiểu. Thấy tình trạng đi tiểu không kiểm soát nổi bác tới bệnh viện kiểm tra xem thế nào, thì bị chẩn đoán mắc phì đại tuyến tiền liệt, kích thước phì đại 55gr. Uống BoniMen được 1-2 tuần sau, các triệu chứng bắt đầu giảm dần, tiểu dễ, không phải rặn. Dùng hết 4 lọ, ban đêm bác ngủ ngon 1 mạch tới sáng. Sau khi dùng được 6 lọ BoniMen, thấy tình trạng đi tiểu đã đỡ hẳn nên bác đi siêu âm lại thì thật bất ngờ khi kích thước còn có 32 gam. ”
Bác Nguyễn Thanh Toàn, 71 tuổi
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc cái nhìn tổng quan về chứng tiểu đêm. Tùy vào nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tới số máy 1800.1044 trong giờ hành chính để được các dược sĩ tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY