Trang chủ Kiến thức bệnh học Những bệnh lý hay gặp ở tuyến tiền liệt

Những bệnh lý hay gặp ở tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một cơ quan nằm ở bụng dưới hay cổ bàng quang. Là tuyến bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Niệu đạo dẫn nước tiểu từ bàng qang ra đến đầu dương vật. Có nhiều bệnh lý liện quan đến tuyến tiền liệt. Dưới đây chúng tôi liệt kê một số bệnh thường gặp ở bộ phận này.

 

Một chức năng của tiền liệt tuyến là giúp kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tiền liệt tuyến bao quanh.

Tuyến tiền liệt có kích thước như quả hạt dẻ, to, dẹt, chỉ có ở nam giới, nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo, gồm hai múi. Ở người trưởng thành tuyến tiền liệt có kích thước rộng 4cm x 3 cm cao x 2,5 cm dầy, có khối lượng từ 15 – 25g, tiết ra chất nhờn và tạo nên một số thành phần của tinh dịch. Dọc theo thân của tuyến tiền liệt có các chuỗi mạch – thần kinh (vasculo – nerveux) kích thích sự cương dương của dương vật.

Những bệnh lý thường gặp ở tuyến tiền liệt là viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt.

1. Viêm tuyến tiền liệt

Đại đa số bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt đều có triệu chứng điển hình là rối loạn tiểu tiện: Tiểu nhiều lần, mót tiểu không kìm được, tiểu về đêm, dòng tiểu yếu, ngắt quãng, són tiểu, đau khi tiểu. Ngoài ra, đau và khó chịu là dấu hiệu thường có, đau do chèn ép thần kinh, đau do viêm lan sang tinh hoàn, mào tinh hoàn và túi tinh. Đau thường xuất hiện ở vùng đáy chậu, dương vật, tinh hoàn, vùng bẹn bìu, hậu môn, đau cả khi ngồi, đi xe đạp, xe máy. Nếu đau kèm theo sốt , rét thì cần đi khám ngay lập tức.

Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, đến quan hệ tình dục. Bệnh gây rối loạn về thần kinh, tâm lý và có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Người ta phân bệnh này làm hai loại: Viêm tuyến tiền liệt cấp với các triệu chứng đột ngột và rầm rộ, nếu được điều trị kháng sinh trong khoảng 10 ngày thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi, nhưng nếu nặng thì kéo dài 3-6 tuần.

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là hậu quả của viêm tuyến cấp không được điều trị kịp thời, điều trị cũng bằng kháng sinh nhưng phải kéo dài hoặc điều trị từng đợt và nhắc lại khi triệu chứng tái phát.

2. Phì đại tuyến tiền liệt

Là u thường có nhất ở nam giới, thuộc dạng u lành tính. Nam giới ở tuổi trưởng thành, tuyến tiền liệt nặng khoảng 20 gam, một số người tuyến tiền liệt nhỏ đi nhưng đa số trường hợp tuyến phì đại. Đối với nam giới trên 50 tuổi, tỷ lệ này ở Việt Nam là 50 – 60% và 70 – 80% trên thế giới.

Phì đại tuyến tiền liệt là loại bệnh đứng hàng thứ 2 sau các bệnh lý về tuyến tiền liệt có hội chứng kích thích như: khó nhịn tiểu; người bệnh phải cố rặn mới đi tiểu được; đi tiểu nhiều lần trong ngày nhất là về đêm khiến người bệnh nhiều khi mất ngủ; tia nước tiểu ra yếu nhỏ giọt hoặc đi thành 2 tia; hội chứng tiểu ngắt quãng, ngừng tiểu đột ngột khi đang đi, rồi lại tiểu tiếp do chưa hết nước tiểu do bàng

XEM THÊM: Hết tiểu đêm vì phì đại tiền liệt tuyến, viêm đường tiết niệu

3. Ung thư tiền liệt tuyến

Là bệnh lý hay gặp nhất ở nam giới. Là nguyên nhân gây tử vong thứ hai của bệnh ung thư, sau ung thư phổi.

Ung thư tiền liệt tuyến là khối u ác tính phát triển từ tế bào của tiền liệt tuyến. Khối u thường phát triển từ tế bào của tiền liệt tuyến. Khối u thường phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm. Trong suốt thời gian này, khối u thường có rất ít hoặc không có triệu chứng hoặc có biểu hiện triệu chứng (bất thường khi khám bệnh).

Tuy nhiên, khi ung thư tiến triển, ung thư lớn lên và xâm lấn sang mô xung quanh (lan rộng tại chỗ). Hơn nữa, ung thư cũng có thể di căn (lan xa hơn) đến các vùng khác của cơ thể như xương, phổi, gan.  Triệu chứng ở những nơi di căn đến thường kết hợp với triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến.

Các triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến :

  • Khó cương cứng hoặc khó giữ tình trạng cương cứng (bị bất lực)
  • Có máu trong nước tiểu
  • Đau nhức ở lưng, hông háng, xương sườn, hoặc các loại xương khác
  • Cảm thấy yếu sức hay tê bại ở chân hoặc bàn chân
  • Mất kiểm soát khi đi tiêu hay tiểu

XEM THÊM: PSA và fPSA – Dấu ấn của ung thư tuyến tiền liệt

Đặt câu hỏi cho chuyên gia




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Báo chí nói về chúng tôi

Đăng ký nhận cẩm nang
miễn phí tại đây
Hotline: 1800 1044